Sự Tò Mò
Trong việc học để trở thành người coach, việc học những kỹ năng thực tiễn như là lắng nghe hay đặt câu hỏi sẽ dễ dàng hơn nhiều việc học những phẩm chất khác như là trí tò mò. Tuy nhiên, sự tò mò là cần thiết cho việc lắng nghe và đặt câu hỏi.
Trí tò mò giúp mở ra những suy nghĩ và tư tưởng mới. Sự tò mò là muốn tìm hỏi và đặt câu hỏi tại sao mọi việc lại xảy ra theo cách nó đang xảy ra, sao lại không xảy ra theo cách nào khác. Tò mò tìm kiếm những điều nó không biết chứ không phải là để xác nhận lại những gì mà mình đã biết.
Làm thế nào để hình thành được tính tò mò
1. Huy động toàn bộ bộ não của bạn. Tò mò giống như là một chức năng của não phải đầy tính nghệ thuật hơn là sự logic của não trái. Mở rộng khả năng lắng nghe của bạn vượt lên sự lý luận logic, nguyên nhân hệ quả. Lắng nghe với những hình ảnh đầy màu sắc và giàu tính tưởng tưởng.
2. Mở rộng những sở thích của bạn. Hiểu biết rộng và đa dạng là cơ sở cho sự tò mò. Đọc toàn bộ bài báo, chứ không chỉ phần mà bạn thích. Đọc tiểu thuyết. Tắt máy tính và bật xem chương trình Kênh Khám phá, Địa lý Quốc gia và Kênh BBC. Hãy tham gia một khóa học không hề liên quan đến lĩnh vực của bạn.
Hãy giống như những đứa trẻ. Trẻ con biết rằng chúng không biết vì vậy chúng hỏi. Những câu hỏi của chúng hỏi về những giả định cơ bản và những chi tiết không được nói đến. Chúng học hỏi và cả thế giới mở ra với chúng. Nhưng khi lớn lên, chúng bắt đầu ngừng đặt câu hỏi, và những năm cuối tuổi tin nhiều cô cậu cảm thấy như rằng chúng đã biết tất cả mọi thứ.
3. Hỏi, thậm cả khi nghĩ là bạn biết. Dầu vậy, hãy quan sát động cơ của bạn. Nếu bạn hỏi chỉ để xác nhận lại những gì bạn biết thì bạn sẽ tập trung vào việc đưa ra những phản hồi tỏ ý đồng ý. Thay vào đó, hãy hỏi để mở rộng tư duy và tìm kiếm những phản hồi khác với cách của bạn bằng một cách nào đó bạn chưa hề nghĩ đến.
Trí tò mò đòi hỏi sự quan tâm đến từng chi tiết và phẩm chất này có thể được hình thành bằng việc mở rộng mối quan tâm và tư duy của bạn. Trí tò mò mang đến những đổi mới và hoạt động coaching tốt.
Còn bạn thì sao?
- Khi bạn lắng nghe, hãy vượt qua rào cản của tư duy logic, hỏi: Sẽ ra sao nếu…? và Tại sao không…?
- Bạn sẽ gia tăng sự đa dạng cho nguồn thông tin hiện tại của mình như thế nào?
- Kiểm tra động cơ khi bạn đặt câu hỏi: Bạn đang cố xác nhận các giả định của mình hay đang muốn học hỏi?
Keith Webb (www.creativeresultsmanagement.com)